Đình làng Canh Nậu: được xây dựng năm 1570 trên 422 năm là 1
ngôi đình cổ, đẹp và có giá trị nghệ thuật cao. Ngôi đình tọa lạc trên một mảnh
đất giữa làng gồm nhiều hạng mục công trình:
-
Đại đình: là một ngôi nhà lớn, với những cột lim
to. Các kết cấu như câu đầu, xà bẩy, đều có những bức trạm trổ tinh vi. Nhiều bức
cuốn trạm cảnh lao động, sinh hoạt vui chơi của nhân dân như cày bừa, cấy gặt,
đấu vật, đánh võ, múa hát.
Đại đình có nhiều hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng, nền lát sạp gỗ, xung quanh có bao lớn, gian giữa sap hạ thấp gọi là lòng giếng.
Đại bái (Nhà lễ lớn) Trước đại đình, là ngôi nhà
3 gian mái trồng diêm 2 tầng 8 mái.
-
Tả mạc, hữu mạc: Là hai dãy nhà ngói dài ở hai
bên sân, cuối mỗi dãy nhà có 2 dùng làm nơi để kiệu.
-
Bên ngoài đình: Hai bên có 2 ngôi điếm, trước cửa
có 1 ao rộng, giữa có một gò đất nỏi hình tròn, hằng năm vào các dịp lễ tết được
dung làm nơi đấu vật, nên được gọi là gò vật. Sau đình cũng có 1 ao lớn, bờ ao
được kè đá ong, Nổi trên ao đó là Nhà bia liệt sĩ. Bên phải đình là nơi hằng
năm làng làm lễ hạ điền, vừa là nơi vui chơi của dân làng trong những ngày lễ hội,
vừa là nơi trao đổi buôn bán của làng vào các buổi chiều hằng ngày.
-
Đình thờ Thượng đẳng thần Lý Phục Man, người có
công giúp vua Lý Nam Đế lập lên nước Vạn Xuân ở thế kỉ VI và 3 vị Trung đẳng tối
linh thần họ Đỗ (1). Và nhiều vị thần sông thần núi khác… vì đình thờ nhiều vị thần,
thánh nên có đến 7 cỗ kiệu, trong đó có 1 kiệu hình trái dứa để rước đức thánh
Từ Đạo Hạnh (2) Các cỗ kiệu gỗ đề là những tác phẩm điêu khắc trạm
trổ có giá trị cao.
-
Phần lớn các hạng mục công trình nói trên đều bị
tiêu hủy trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Thực hiện chủ
trương tiêu thổ kháng chiến nhằm không
cho địch chiếm đình làm nơi đóng quân bắn lại dân ta.
-
Năm 1951, dân làng đã tu sửa lần đầu tiên: Rỡ đại
bái lên, làm tạm cung hâu. Năm 1953, được tu sửa lần thứ hai: Mua lại ngôi đình
cũ về dựng lại (3). Năm 1991, tu sửa lần thứ ba: Làm thêm đại bái
đình, tam quan, mua sắm thêm và phục chế lại các đồ thờ hoành phi, câu đối như
cũ.
Gian giữa đình treo 3 bức hoành phi chữ lớn: “Thánh cung vạn tuế” để suy tôn Thành Hoàng và ba chữ “ Hòa thả bình” để cầu mong sự hòa thuận trong dân; 4 chữ khen của vua Tự Đức “Mĩ tục khả phúng” (Dân có thói tốt đáng khen vậy)
Gian giữa đình treo 3 bức hoành phi chữ lớn: “Thánh cung vạn tuế” để suy tôn Thành Hoàng và ba chữ “ Hòa thả bình” để cầu mong sự hòa thuận trong dân; 4 chữ khen của vua Tự Đức “Mĩ tục khả phúng” (Dân có thói tốt đáng khen vậy)
Tại gian giữa đình có đôi câu đối
ca ngợi ngôi đình làng:
“Nhất điểm tinh chung thiên nhật nguyệt
Thiên thu chính khí địa sơn hà”
Tạm dịch:
“Một ngôi sao sáng giữa trời
Nghìn năm đất tốt sang ngời núi sông”
Và
1 đôi câu đối ca ngợi Thành Hoàng:
“Thánh
đức tham tam chính khí thiên thu quang việt sử
Hoàng hàm cư ngũ anh linh vạn cổ
điện hoàn sơn”
Đại
ý:
“Đình
thờ 5 vị Thành Hoàng anh linh, ba vị cố công lớn trong sử sách của nước Việt
Nam”
Đình đã
được bộ văn hóa – Thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa tại quyết
định số 1439 do Bộ trưởng Trần Hoàn kí ngày 2/11/1993
Xem thêm:
- Chùa Lung Mãn
- Chùa Linh Ứng ( Nậu Nhất)
- Chùa Linh Trung Tự (Nậu Nhì)
- Chùa Huyền Quang ( Nậu Hậu)
- Quán làng
- Cầu Hóp
(1): Theo bản ngọc phả đình Dị Nậu, các ngôi đình Dị Nậu Canh Nậu, Bến Thôn đều thờ các vị Thánh Hoàng là Thương đẳng thần Lý Phục Man, Trung đẳng thần họ Đỗ và Ả Lã Nương Đê, nữ tướng của Hai Bà Trưng
(2) Được thờ tại chùa Nậu Nhì ( tức Linh Trung Tự)
(3) Tại xã Hiệu Lực huyện Quảng Oai cũ ( Nay là Ba Vì)
Theo cuốn sách:
LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ
NHÂN DÂN CANH NẬU (1945 - 1999)
Ghi chép lại: Pánh mì chấm Chinsu
Rất ý nghĩa. Thank bạn nhé!
Trả lờiXóaĐang tiếp tục chép thêm về các chùa ở làng mình. MOng mọi người ủng hộ và theo dõi :D
XóaNhìn cái ảnh đầu tiên thích ghê. Cổ quá rồi :P
Trả lờiXóa