DANH
NHÂN VĂN HOÁ CỦA QUÊ HƯƠNG
Phó
bảng Nguyễn Đức Tân: Sinh năm Giáp Tuất (1814) tại Nậu 3 (thôn 3). năm 20 tuổi
đỗ tú tài khoa Giáp Ngọ (1834). 12 năm sau tại khoa thi năm Bính Ngọ (1846)
Đỗ
cử nhân. 2 năm sau tại khoa thi năm Mậu Thân (1848) đỗ Phó bảng. Khi đó Ông mới
35 tuổi được cử giữ chức Hành Tẩu ở Viện Hàn lâm cung đình Huế dưới triều đại
vua Tự Đức nhà Nguyễn. Làm việc tại Viện Hàn lâm một năm từ 1848 đến 1849, sau
đó Ông được bố về làm tuần phủ đồng tri phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Đến năm
Nhâm Tý (1852) ông được đổi về tuần phủ đồng tri ở tỉnh Thái Bình. ông bị bệnh
và mất tại tỉnh Thái Bình năm Quí Sửu (1853), thọ 40 tuổi….
Tú
tài Đỗ Khắc Thận : Thuộc dòng họ Đỗ Đăng ở thôn 3 ông sinh năm Tân Mùi (1811).
Năm 31 tuổi tại khoa thi năm Nhâm Sửu đời vua Thiệu Trị năm thứ nhất (1841), đô
tú tài. Năm 38 tuổi, tại khoa thi năm Mậu Thân, đời vua TỰ ĐỨC năm thứ 2 (1848)
đỗ tú tài lần thứ 2 dân làng gọi ông là Tú Kép. Năm 42 tuổi tại khoa thi năm Nhâm
Tý, TỰ ĐỨC thứ 7 (1852) đỗ tú tài lần thứ 3. Dân làng gọi Ông là Tú Mến. Sau
ông mở trường dạy học. góp phần mở mang dân trí cho quê hương. Ông mất năm
1860, thọ 49 tuổi.
Tú
tài Nguyễn Đức Khiêm: Sinh năm Tân Hợi (1850) tại Nậu Nhì (thôn 2) đồ tú tài
khoa thi năm Tân Mão (1891). Cụ về nhà mở trường dạy học và đã giúp dân biên soạn
các quy định về nghi lễ ở đình cũng như ở từng gia đình, tham gia xây dựng nhà
thờ họ Nguyễn Đức, Viết câu đối ở các công trình công cộng như cổng làng, đình,
chùa, quán, nhà thờ họ, làm tiên chỉ chăm lo việc cúng lễ cho dân. Cụ tạ thế năm
Quí Hợi (1923) thọ 73 tuổi. Ở một làng quê nghèo như Canh Nậu thuở xưa, có được
một người đỗ cử nhân rồi phó bảng và hai cụ đỗ tú tài nho học là rất quý hiếm.
Các cụ là những người có trí lớn, thông minh, ham học và đã có những đóng góp
cho quê hương, đất nước tiêu biểu cho truyền thống văn hoá, là niềm tự hào.và
những tấm gương cho các thế hệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét